Saturday, September 28, 2013

Đọc V.I. Lê -nin : " Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán"

1./ Đây là tác phẩm thể hiện sự phát triển sáng tạo và có tính chiến đấu cao của chủ nghĩa Mác - Ăng ghen, đáp ứng được nhu cầu của thời đại bấy giờ và cũng là vạch ra nhiều điểm cơ bản của tư duy biện chứng duy vật cho Khoa học tự nhiên hiện đại trở về sau ! Những điều này thể hiện rất rõ nét. Và cũng còn một đóng góp nữa, không quan trọng bằng các đóng góp trên, đó là giúp ta hiểu thêm một vài phạm trù và khái niệm của triết học duy vật, của triết học biện chứng và thấy rõ những lằn ranh giới phân biệt (mà đôi khi ta có thể tự lâm vào nhầm lẫn giữa duy tâm và duy vật ).
2./Trong phần "Thay lời dẫn" : Giúp ta hiểu thêm quan niệm thế nào là "vật tự nó".
Trong sự phê phán các quan điểm của Bec-cơ -lây, một triết gia thế kỷ 18 của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, quan niệm "vật tự nó" được hiểu qua sự đối lập với học thuyết duy tâm của Béc - cơ - lây, quan niệm về "vật tự nó" dần dần được hé lộ :
- Đoạn phê phán các nhà duy tâm của Nga (năm 1908) : tr.10 :
"Những người ấy [tức các nhà duy tâm Nga] nói với chúng ta rằng : những người duy vật thừa nhận cái không thể tư duy được và cái không thể nhận thức được, cái "vật tự nó", cái vật chất " ở ngoài kinh nghiệm", ở ngoài nhận thức của chúng ta."
- Béc - cơ - lây " Ông ta nói : tôi hoàn toàn không quan niệm được rằng người ta có thể nói đến sự tồn tại tuyệt đối của vật, mà không nghĩ có người nào cảm biết những vật ấy."
- " Khi phủ nhận sự tồn tại "tuyệt đối" của những khách thể, tức là sự tồn tại của những vật ở ngoài nhận thức của con người, Béc - cơ - lây trình bày một cách rõ ràng tư tưởng của những kẻ đối nghịch với ông ta và cho rằng những người này thừa nhận "vật tự nó", Béc - cơ - lây nhấn mạnh rằng kiến giải mà ông ta bài xích đó đã thừa nhận "SỰ TỒN TẠI TUYỆT ĐỐI CỦA NHỮNG KHÁCH THỂ TỰ TẠI CÓ THỂ CẢM GIÁC ĐƯỢC HAY CỦA NHỮNG KHÁCH THỂ CÓ THỂ CẢM GIÁC ĐƯỢC TỒN TẠI NGOÀI TÂM TRÍ". 
Ở đây, đặc tính của hai trào lưu triết học cơ bản được vạch ra với tất cả sự thẳng thắn, rõ ràng và chính xác làm rõ điểm phân biệt giữa những nhà triết học cổ điển với những người đương thời đang đẻ ra những hệ thống "mới". Chủ nghĩa duy vật thì thừa nhận những "khách thể tự tại" hay những khách thể ở ngoài tâm trí; đối với chủ nghĩa duy vật, quan niệm và cảm giác đều là những sao chép hay phản ánh những khách thể ấy. Học thuyết đối lập (chủ nghĩa duy tâm) thì cho rằng : khách thể không tồn tại "ở ngoài tâm trí", khách thể là những "kết hợp cảm giác".
Đấy là những điều đã được viết ra từ năm 1710, tức là 14 năm trước khi Em - ma - nu -en Can -tơ ra đời. Thế mà những môn đồ Ma - khơ của chúng ta, dựa trên cơ sở một thứ triết học tự xưng là "tối tân", lại phát hiện ra rằng : sự thừa nhận "vật tự nó" là kết quả của chủ nghĩa Can - tơ đã truyền nhiễm vào hay đã xuyên tạc chủ nghĩa duy vật ! Những phát hiện "mới" của họ là kết quả của sự dốt nát lạ lùng của họ về lịch sử các phái triết học."
3./ Qua sự phê phán của V.I.Lê - nin và những dữ liệu, ta mới hiểu thực chất môt giáo điều của chủ nghĩa duy tâm chủ quan : 
Béc - cơ - lây nói : "Tồn tại tức là bị cảm biết" thì thực ra nghĩa của cái giáo điều này là : (Béc - cơ - lây viết:) " Thật ra, đối tượng và cảm giác cũng chỉ là một thôi, và không thể rút cái này ra khỏi cái kia được"
4./Tôi muốn dẫn thêm ra đây đoạn của Béc - cơ - lây, để thấy rằng đúng như Ph. Ăng - ghen và V.I. Lê -nin nói về các nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm (là sự thổi phồng, tuyệt đối hóa một giai đoạn, một khâu của quá trình nhận thức, thì ở đây, Chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Béc - cơ - lây đã thổi lên Biểu tượng và quá phụ thuộc vào cảm quan trực tiếp) : (Béc - cơ - lây viết) " Anh sẽ nói rằng những quan niệm có thể là sự sao chép hoặc phản ánh những vật tồn tại ở ngoài tâm trí, trong một thực thể không có tư duy. Tôi trả lời rằng, quan niệm, không thể giống cái gì khác hơn là quan niệm : Một màu sắc này hay một hình thù này thì chỉ có thể giống một màu sắc kia hay một hình thù khác mà thôi..." hay như đoạn này cũng của Béc - cơ- li : Đối với bất kỳ người nào nghiên cứu đối tượng nhận thức của con người, thì rõ ràng là những đối tượng đó đều tiêu biểu cho hoặc giả những Quan niệm (ideas) thật sự do giác quan cảm biết được, hoặc giả những quan niệm do quan sát những tình ảm và tác dụng của tâm trí mà có, hoặc cuối cùng là những quan niệm do trí nhớ và sự tưởng tượng cấu thành...Nhờ thị giác, tôi hình dung được ánh sáng và màu sắc, sự tỏ mờ đậm nhạt và muôn màu vẻ của chúng. Nhờ xúc giác, tôi cảm biết được mềm và cứng, nóng và lạnh, vận động và trở lực... Xú giác cho tôi biết mùi; vị giác cho tôi biết vị, thính giác cho tôi biết về thanh âm... Vì người ta thấy những Quan niệm khác nhau liên kết cái nọ với cái kia, nên người ta cho nó một cái tên chung và người ta gọi đó là vật này hay vật khác. Ví dụ, người ta thấy một màu sắc, một vị, một mùi, một hình thù, một mật độ nhất định liên kết lại với nhau theo một cách nào đó, người ta thừa nhận cái đó là một vật riêng biệt mà người ta gọi là quả táo... những tập hợp quan niệm khác tọa thành những cái mà người ta gọi là đá, là cây, quyển sách và những vật khác có thể cảm biết được..."
Hay (Béc - cơ - ly) : ".. tôi sẽ hỏi bất cứ ai xem thử có nghĩa lý gì không, nếu nói rằng màu sắc giống như cái gì không thể nhìn thấy được, cái cứng hay cái mềm giống như cái gì không thể sờ mó được..."